Bấm khuyên vành tai có đau không luôn là câu hỏi mà nhiều nàng gửi đến Junie. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nàng hãy tham khảo những thông tin qua bài viết này nhé!
Bấm lỗ tai là trào lưu làm đẹp của phái nữ, khuyên tai chính là một món trang sức hấp dẫn. Nó có công dụng tôn lên vẻ đẹp quý phái, dịu dàng và quyến rũ của phụ nữ. Vì vậy mà các chị em thường chọn bấm khuyên vành tai để tăng thêm cá tính và phong cách làm đẹp của mình.
Dưới đây là tất tần tật những gợi ý vị trí bấm lỗ tai không đau và lưu ý giúp các nàng thêm tự tin hơn khi quyết định bấm khuyên.
Bấm Khuyên Vành Tai Là Gì?
Bấm khuyên vành tai là hình thức sử dụng súng bấm gắn với một hợp kim ngôi sao có đầu nhọn để xuyên qua tai thông qua lực lò xo. Bấm khuyên có giá thành rất rẻ nên được sử dụng rất phổ biến. Không chỉ ở những cửa hàng trang sức mà ngay cả các cơ sở nhỏ lẻ cũng cung cấp dịch vụ bấm khuyên.
Tuy nhiên, nó vẫn tồn tại khá nhiều nhược điểm như dễ gây đau đớn vì lò xo tác động mạnh vào tai. Không chỉ vậy, đầu súng bấm to nên dễ gây nên một số tổn thương quanh các vùng da lỗ bấm.
Bấm Khuyên Tai Có Đau Không?
Bấm khuyên tai có đau hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào vị trí bấm. Theo đó những khu vực nào tập trung nhiều dây thần kinh và mạch máu như sụn sẽ khiến nàng đau đớn hơn.
Hiện tại có 2 phương pháp đeo khuyên phổ biến và được áp dụng nhiều nhất là xỏ và bắn lỗ tai. Đối với kỹ thuật bắn lỗ tai bằng súng sẽ đâu hơn so với xỏ bằng kim vì cần sử dụng lực mạnh hơn. Bấm lỗ tai bị đau là một điều tất yếu tuy nhiên tùy từng vùng, vị trí bấm cũng như tùy cơ địa mà mức độ đau sẽ thay đổi ít nhiều.
Nếu như bạn bấm khuyên tại dái tai sẽ không thấy đau nhiều hay thậm chí là không thấy đau. Không chỉ vậy, khi bấm tại dái tai sẽ nhanh chóng lành hơn đối với những nơi có sụn tai. Bấm ở sụn thường sẽ rất đau và mức độ đau cũng khác nhau nên các nàng hãy chuẩn bị sẵn tâm lý trước nhé!
Những Lưu Ý Sau Khi Vừa Bấm Khuyên Tai
Ngoài việc tham khảo bấm khuyên vành tay có đau hay không thì các nàng cũng cần phải biết chăm sóc sau khi đã bấm. Sau đây là một số lưu ý mà các nàng cần quan tâm:
- Vệ sinh sạch sẽ lỗ bấm mỗi ngày bằng các chất khử trùng đặc biệt như nước muối, dầu mù u,... Các nàng hãy dùng các chất này để làm sạch lỗ bấm, giúp cho tai nhanh lành và ngăn ngừa được nhiễm trùng rất tốt.
- Các nàng hãy cẩn thận không để tóc hay các sản phẩm chăm sóc tóc vướng đến vết thương. Nếu như thuốc dưỡng tóc dính quanh lỗ bấm nó sẽ khiến cho vi khuẩn có môi trường tốt để phát triển.
- Nàng cũng không nên tháo khuyên đinh tán cho đến khi vết thương do bấm lỗ tai hoàn thiện. Vì nếu tháo ra trước khi hoàn thành lỗ xỏ, phần bên trong sẽ bị tác động theo. Do vậy dễ gây mủ, vết thương khó lành và kéo dài thời gian lành hơn. Tốt nhất là các nàng hãy mang khuyên này khoảng 4-6 tuần nhé!
- Ngoài ra, nàng cũng tránh dùng các chất khử trùng có tính sát khuẩn cao như cồn, oxy già để rửa vết thương. Chúng đều là chất gây đau đớn cao nên sẽ khiến cho vùng da mỏng ở tai dễ bị tổn thương.
- Rửa tay bằng xà phòng thật sạch sẽ trước khi nàng vệ sinh vết thương để tránh bị nhiễm trùng.
- Trong thời gian này, nàng cũng không nên vào phòng tắm hơi vì kim loại sẽ hấp thụ nhiệt gây bỏng.
- Khi mặc quần áo, nàng hãy cẩn thận để tránh làm vướng vào đinh tán vì lỗ xỏ sẽ bị giãn gây đau đớn.
- Nếu như nàng gặp bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào như: Ngứa, đau, nổi cục, giật hay các vấn đề khác hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử lý nhé!
Một Số Cách Để Vệ Sinh Tai Sau Khi Bấm Khuyên
Sau khi bấm khuyên tai, các nàng hãy chú ý đến cách vệ sinh vì nó rất dễ bị nhiễm trùng. Theo đó, nạng có thể thực hiện theo những cách sau đây:
- Hạn chế sờ vào lỗ vừa bấm, trước khi vệ sinh nàng phải rửa tay sạch với xà phòng.
- Rửa tai 2 lần mỗi ngày với chất tẩy rửa hoặc xà phòng dịu nhẹ, lưu ý nàng chỉ nên rửa quanh vết thương, không chà mạnh khiến cho lỗ bấm bị rách và chảy máu.
- Nàng có thể dùng nước muối sinh lý, thấm vào bông gòn để lau nhẹ nhàng quanh lỗ bấm.
- Khi mặc quần áo, đội mũ, dùng sản phẩm dưỡng tóc, dưỡng da,... tránh vướng vào lỗ bấm vì có thể khiến nó rách, chảy máu và vết thương nhiễm trùng.
Qua những thông tin mà Junie đã chia sẻ đến các nàng, hy vọng nàng sẽ hiểu hơn về vấn đề bấm khuyên vành tai có đau không. Thông qua đó, nàng sẽ có cách nhìn nhận rõ ràng, đúng đắn hơn về việc bấm khuyên tai.
Lưu ý, dù cho có thích đến đâu, nàng nên bấm 3 lỗ thôi nhé! Vì nếu bấm quá nhiều sẽ có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng và khiến cho sức khỏe của nàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Để lại bình luận
Bình luận sẽ được kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Trang web này được bảo vệ bằng reCAPTCHA. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tư và Điều khoản dịch vụ của Google.