Nhẫn là sản phẩm được “sáng tạo” ra với kích cỡ tỉ mỉ nhất so với các loại trang sức khác. Tuy nhiên dù cẩn trọng nhiều thế nào thì ít nhất 1 lần trong đời, các cô gái cũng phải đối diện với trường hợp nhẫn không vừa vặn. Có thể do sai sót khi đo kích cỡ, hoặc do cơ thể biến đổi không báo trước. Dù lý do là gì thì câu hỏi được hỏi nhiều nhất chắc chắn là: Đeo nhẫn chật có sao không và cách khắc phục thế nào (nếu có)?
Đeo Nhẫn Chật Có Sao Không?
Tất nhiên nếu được chọn thì không ai muốn đeo nhẫn chật cả. Việc sử dụng nhẫn không vừa vặn với ngón tay sẽ gây ra khá nhiều phiền toái. Trước tiên chính là cảm giác khó chịu mà bất cứ ai đeo nhẫn chật cũng ngay lập tức nhận ra. Khi nàng cố nhét chiếc nhẫn quá nhỏ, cơ bắp sẽ phải co lại để chứa vừa chiếc nhẫn. Phản xạ tự nhiên của ngón tay là thít chặt và cử động khó khăn.
Nhưng nếu nàng đã đeo 1 chiếc nhẫn vừa vặn từ lâu nhưng gần đây cơ thể lại có chút biến đổi thì sao? Nói rõ ra thì việc tăng cân khiến cho ngón tay mũm mĩm hơn, trong trường hợp này thì nàng sẽ không nhận ra ngay việc chật chội co thít do nhẫn gây ra đâu. Nhưng về lâu về dài, chiếc nhẫn chật này vẫn có khả năng dị ứng, mắc viêm nhiễm tay khi nước, mồ hôi và bụi bẩn tác động lên.
Dùng 1 chiếc nhẫn chật quá lâu, đến nỗi tâm trí nàng tự lừa rằng nó là vừa vặn thì cơ thể vẫn rất thành thật. Chúng ta đều biết ngón tay có nhiều mạch máu dẫn truyền tới mọi bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là tim. Đeo nhẫn chật đồng nghĩa với việc ngăn chặn sự lưu thông vốn dĩ của mạch huyết, dẫn đến sức khỏe giảm sút từ từ và tăng nguy cơ suy tim.
Cách Xử Lý Nhẫn Chật Cho Nàng
Kể 1 loạt các tác hại của chiếc nhẫn chật phía trên không phải để dọa nạt mà là để nàng sáng suốt hơn khi có ý định đeo lên chiếc nhẫn khó chịu. Và nếu nàng đã trót đeo chiếc nhẫn quá nhỏ lên tay nhưng không biết làm sao để gỡ ra thì đã có Junie ở đây để chỉ nàng vài tips:
Trước tiên và tiên quyết, không được nóng vội. Nhiều cô gái rất dễ hoảng khi không thể tháo nhẫn ra khỏi tay. Nhưng nàng phải hiểu rằng càng mất bình tĩnh thì tháo nhẫn ra càng khó, càng đau, thậm chí chiếc nhẫn còn thít chặt hơn khi nàng dùng sức làm mạch máu dãn nở.
Sau khi thả lỏng, đừng cố kéo nhẫn ra khỏi tay. Nàng cần chạy vào nhà tắm, sử dụng xà phòng, nước rửa tay xoa lên ngón tay đeo nhẫn, và nhúng tay vào nước lạnh. Xà phòng khiến ngón tay tiếp xúc với kim loại trơn hơn, còn nước lạnh khiến da tay co lại, vừa bớt cảm giác đau vừa dễ dàng tháo nhẫn. Tiếp tới chỉ cần xoay nhẹ nhàng và lấy nhẫn ra thôi.
Nếu không có xà phòng trong tầm tay, nàng có thể thử tháo nhẫn với 1 sợi chỉ. Không vô lý đâu, sợi chỉ mảnh mai nhưng có võ, chỉ cần nàng buộc vào thân nhẫn, 1 đầu quấn đều phần ngón tay và nhẹ nhàng kéo ra ngoài. Vòng tròn xoắn ốc mà sợi chỉ tạo ra sẽ đẩy chiếc nhẫn lên đầu ngón tay từ từ mà không cần nàng phải ra sức kéo.
Có Thể Sửa Nhẫn Chật Thành Vừa Không?
Với chiếc nhẫn giá trị cao hoặc chứa đầy kỷ niệm, chắc chắn nàng sẽ không muốn bỏ chúng 1 góc chỉ vì hiện tại đeo chật. Vậy nên 1 dịch vụ sửa nhẫn sẽ là phương án cứu vãn tình thế mà ai cũng cần. Tuy nhiên phải khuyên chân thành là nàng không nên đặt toàn bộ “ngôi sao hy vọng” ở người thợ kim hoàn bởi có vô số trường hợp xảy ra khi nàng mang nhẫn đi sửa.
Công nghệ chế tác có thể nong nhẫn từ chật thành vừa tay, nhưng đó là khi chiếc nhẫn có kiểu cách đơn giản với phần thân dày. Còn nếu nhẫn đã được thiết kế mỏng với phần chi tiết cầu kì hoặc đính đá dày đặc thì có lẽ bạn nên chờ tư vấn của thợ kim hoàn trước khi quyết định sửa chữa.
Nhìn chung, 1 chiếc nhẫn đẹp trước tiên phải là chiếc nhẫn vừa vặn. Nàng đừng nên làm khó bản thân với 1 chiếc nhẫn chật bởi chắc chắn chúng sẽ khiến nàng tổn thương. Hy vọng các cô gái của Junie sẽ yêu bản thân đúng cách với món trang sức dành cho mình. Cứ nhắn Junie bất cứ lúc nào nếu nàng muốn tư vấn sản phẩm vừa xinh nhé!
Để lại bình luận
Bình luận sẽ được kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Trang web này được bảo vệ bằng reCAPTCHA. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tư và Điều khoản dịch vụ của Google.