Nếu như giấy đăng ký kết hôn mang ý nghĩa pháp lý thì nhẫn cưới có thể coi là vật gắn kết tinh thần, đánh dấu 1 chặng đường mới có nhau của các cặp đôi. Đó là lý do nhẫn cưới thiêng liêng hơn nhẫn đôi thông thường, cần bạn phải xem xét kỹ trước khi đeo lên tay nửa kia. Trong bài viết này, Junie sẽ đóng vai quân sư, bật mí cho bạn những kinh nghiệm chọn nhẫn cưới nhé!
Nhẫn Cưới Và Ý Nghĩa Thiêng Liêng
Chúng ta đều biết nhẫn cưới là thứ cần phải có trong buổi lễ thành hôn, nhẫn cưới phải ở trên tay người vợ và người chồng suốt những năm tháng về sau. Nhưng đừng chỉ chọn nhẫn cưới vì ai cũng vậy, nếu biết được ý nghĩa của chiếc nhẫn bạn sắp mua, bạn sẽ càng thêm trân quý nó đấy!
Dù là truyền thống hay hiện đại, chiếc nhẫn luôn được coi là biểu tượng của sự vĩnh hằng. Nhẫn cưới được đeo ở ngón tay áp út bàn tay trái, bởi ngón này có tĩnh mạch dẫn thẳng tới trái tim. Bạn có thể ngầm hiểu rằng chiếc nhẫn trên tay là sự kết nối mạnh mẽ, tới tình cảm trọn vẹn và ý thức trách nhiệm với gia đình nhỏ mà 2 bạn sẽ vun đắp.
Trong trường hợp bạn muốn có 1 buổi cầu hôn lãng mạn trước khi quyết định tiến tới hôn nhân, đừng nhầm lẫn nhẫn đính hôn và nhẫn cưới với nhau. Nhẫn đính hôn thường được đánh giá là trọng hình thức hơn, tạo cảm giác hoa mỹ hơn nhẫn cưới và được trao khi bạn cầu hôn nửa kia. Còn nhẫn cưới là 1 đôi nhẫn của cả vợ và chồng, cần hơn cả là chất liệu bền bỉ và cảm giác dễ chịu để 2 bạn sử dụng lâu dài.
Kinh Nghiệm Chọn Nhẫn Cưới Cho Bạn
Để bạn không bối rối khi phải đối mặt với nhiệm vụ mua nhẫn cưới, hãy cùng Junie ghi lại những kinh nghiệm đắt giá trước giờ G:
Lên Kế Hoạch Tổng Quát
Mua nhẫn cưới không giống như mua quần áo tùy hứng, bạn sẽ rất khó để mua được sản phẩm ưng ý nếu chỉ ra cửa hàng và lựa chọn chớp nhoáng. Hãy làm 1 bản kế hoạch sơ bộ về việc bạn và vợ/chồng sắp cưới sẽ chọn nhẫn ra sao.
Không cần quá cầu kỳ đâu, cụ thể 2 bạn cần tính được kinh phí cho nhẫn cưới, thời gian mua nhẫn cũng như thống nhất các yêu cầu và mong muốn của 2 bạn.
Về ngân sách, tùy theo kinh tế của 2 bạn, dự trù cho đám cưới và biến động giá cả thị trường mà ngân sách cho nhẫn cưới sẽ thay đổi. Hiện tại bạn có thể tìm được nhẫn cưới ưng ý chỉ từ 5 triệu đồng, tất nhiên với mức giá cao hơn 30 triệu đến hàng trăm triệu, 2 vợ chồng sẽ có nhiều lựa chọn hơn.
Về phần thời điểm mua nhẫn, Junie khuyên bạn nên lựa chọn nhẫn trước ngày cưới khoảng 2 tháng. Thời gian 2 tháng là vừa đủ để bạn khảo sát các mức giá, duyệt qua mẫu nhẫn ưng ý, đặt hàng, thử trước và thay đổi size nhẫn nếu không vừa vặn. Với những cặp đôi thích thiết kế độc nhất, riêng việc khắc chữ có thể mất đến 1 tháng.
Để Chọn Nhẫn Cưới Chuẩn - Hãy Nghĩ Dài!
Nhẫn cưới không chỉ cần đẹp. Đây có thể coi là sản phẩm thời trang sẽ theo bạn suốt cuộc đời, bởi chẳng ai mong muốn đeo thêm nhiều chiếc nhẫn cưới khác cả. Vậy nên ngoài việc đẹp, hãy chọn nhẫn cưới dựa vào công việc, lối sống và khả năng “cân trend” của sản phẩm.
Công việc của bạn và nửa kia là công việc bàn giấy hay công việc chân tay? Công việc liên quan đến máy móc kỹ thuật hay giấy bút? Tùy vào công việc mà chiếc nhẫn cưới của bạn sẽ khác biệt. Nếu chơi thể thao và nhạc cụ, nhẫn mỏng, tròn, ít chi tiết sẽ phù hợp, nếu bạn làm công việc chân tay thì nhẫn kim loại bền bỉ, chắc chắn là lựa chọn hàng đầu.
Ngoài ra hãy chọn chiếc nhẫn mà 40 năm sau bạn vẫn thấy nó đẹp, phù hợp với tất cả phong cách. Bởi nhẫn cưới là 1 phần của cuộc sống, và cuộc sống thì đầy biến động, không ai dám chắc bạn sẽ làm mãi 1 công việc hay theo đuổi 1 gu thời trang suốt đời!
Cân Nhắc Kỹ Về Chất Liệu Và Kiểu Dáng
Thời thế thay đổi, nhẫn cưới không chỉ có vàng hay bạc nữa. Junie đã ghi lại 1 số chất liệu được ưa chuộng với nhẫn cưới để bạn cân nhắc:
Vàng trắng: Đặc điểm chính là dẻo và bền bỉ, giá trị cũng rất cao.
Bạc: Giá thành rẻ, mẫu mã đa dạng, tuy nhiên dễ mòn và xỉn màu.
Bạch kim: Tạo cảm giác sang trọng, thời trang, độ bền ở mức khá.
Palladium: Tương tự bạch kim nhưng nhẹ và sáng hơn.
Titanium: Chống trầy xước tốt, thích hợp để bạn đeo lâu bền.
Zirconium: Màu đen xám cá tính, mới lạ, độ bền cao.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc về độ dày của nhẫn. Ngoài việc dựa vào yếu tố công việc và hoạt động như đã nói phía trên, Junie vẫn khuyên bạn không nên chọn nhất quá mỏng bởi chúng dễ móp méo. Nhẫn cô dâu sẽ mỏng hơn nhẫn chú rể nên 2 bạn hãy cân nhắc để đều có thể đeo được lâu dài nhé!
Chọn Địa Chỉ Mua Nhẫn Cưới Chất Lượng
Điều này thì không phải bàn cãi rồi. Tốt nhất các cặp đôi nên đến các thương hiệu lớn chuyên bán nhẫn cưới để được bảo hành chất lượng. Trong lúc chọn nhẫn, hãy để ý chất lượng và nhãn hiệu của nhà sản xuất ở trong nhẫn, ví dụ như 24K hoặc PLAT.
Bạn sẽ chọn được nhẫn cưới ưng ý xứng đáng với giá tiền, thời gian và sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Junie hy vọng các cặp đôi đang đọc bài viết này đều tự tin với quyết định của mình. Chúc 2 bạn nắm tay nhau không rời và có 1 gia đình nhỏ hạnh phúc mãi mãi về sau.
Để lại bình luận
Bình luận sẽ được kiểm duyệt trước khi hiển thị.
Trang web này được bảo vệ bằng reCAPTCHA. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tư và Điều khoản dịch vụ của Google.