Kiến thức

Tai Bị Sưng Sau Khi Bấm Khuyên: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý 

tai bị sưng sau khi bấm khuyên

Tai bị sưng sau khi bấm khuyên mang lại cho nàng cảm giác không hề dễ chịu, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, cũng như chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân nào gây nên vấn đề này? Liệu có cách xử lý nhanh, an toàn, hiệu quả để hạn chế các biến chứng phát sinh hay không?

Cùng Junie tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây để đề phòng cũng như có hướng giải quyết tình huống tốt nhất nhé!

Điểm Danh Những Lý Do Khiến Tai Nàng Dễ Bị Sưng Khi Bấm Lỗ

Thực tế có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng lỗ tai sưng tấy sau khi bấm lỗ đeo khuyên. Thế nhưng, dưới đây là những tác nhân phổ biến nhất có thể tạo nên hiện tượng sưng to, đỏ, gây nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Nàng nhất định phải biết rõ và tránh ngay nếu không muốn rơi vào tình huống khó khăn, chật vật vì đau đớn:

  • Khi xỏ, bấm khuyên, nàng đã không chú trọng đến vấn đề khử trùng, vệ sinh tai sạch sẽ trước đó.
  • Tương tự, dụng cụ hỗ trợ hay tay người thực hiện thao tác không được vệ sinh, khử trùng đúng cách cũng là nguyên nhân.
  • Ngay khi vừa hoàn thành bấm lỗ, nàng đã sử dụng bông tai có chất liệu gây kích ứng. Một số loại khuyên không chất lượng đôi khi sẽ khiến tai của nàng dễ bị dị ứng và nhiễm trùng hơn đấy!
  • Sau bấm xong, lỗ tai không được xử lý và chăm sóc đúng cách cho an toàn, mau bình phục.
  • Trong quá trình sinh hoạt, nàng không kỹ càng ở vấn đề vệ sinh cá nhân khiến bụi bẩn, vi khuẩn từ tóc hay tay chạm vào vùng lỗ khuyên chưa lành hẳn.
  • Một số tác động mạnh do bất cẩn có thể làm trầy xước vết thương khiến chúng mở rộng ra và nhiễm trùng.
  • Hành động tháo khuyên tai ra quá sớm cũng là lý do khiến những tổn thương ở lỗ bấm mới phát tán.

Xử Lý Hiện Tượng Sưng Sau Bấm Khuyên Như Thế Nào?

Có nhiều cách xử lý hiện tượng này giúp nàng giảm thiểu cảm giác đau nhức, thậm chí mau lành hẳn.

  • Nếu vết thương lỗ bấm khuyên vẫn còn mới và đang không ngừng chảy máu, thì nàng hãy ấn mạnh. Việc trực tiếp tác động vào chỗ xỏ sẽ giúp nàng cầm máu nhanh và hạn chế khả năng tai sưng, mưng mủ sau đó.
  • Trường hợp lỗ xỏ chỉ bị tấy đỏ và sưng cục, nàng có thể dùng túi hoặc khăn cotton sạch, đựng đá lạnh và chườm lên tai để giảm bớt tình trạng sưng đau.

Cách tốt nhất, Junie khuyên nàng nên lót thêm 1 lớp vải sạch ở giữa để đảm bảo có hàng rào bảo vệ vết thương luôn an toàn, không nhiễm trùng.

Ngoài ra, nàng cũng lưu ý cần thường xuyên vệ sinh cho lỗ bấm mỗi ngày từ 3 - 4 lần bằng nước muối sinh lý hoặc với nước ấm. Việc này sẽ giúp cho vết thương luôn được sạch, không bị dính bụi bẩn, vi khuẩn, hay những nguyên nhân gây nhiễm trùng khác.

Cuối cùng, nàng điệu đà cũng cố gắng kiên nhẫn để vết thương ít nhất có thể không tiếp xúc với hóa chất như sữa tắm, dầu gội, sữa rửa mặt trong lúc sinh hoạt nhé!

Đối với trường hợp lỗ tai có hiện tượng mưng mủ nghiêm trọng, nàng hãy nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Các bác sĩ, chuyên gia sẽ thực hiện thăm khám và có hướng xử lý hiệu quả kịp thời cho nàng.

Một Số Lưu Ý Quan Trọng Cần Nắm Trước Khi Bấm Khuyên

Nàng hãy thực hiện một số việc làm quan trọng sau đây nếu muốn việc bấm khuyên tai của mình an toàn tuyệt đối:

  • Tiêm phòng uốn ván nếu bạn chưa từng tiêm trong vòng 10 năm trở lại từ thời điểm thực hiện xỏ khuyên.
  • Chọn nơi có uy tín, người có kinh nghiệm để tiến hành bấm lỗ tai. Đảm bảo mọi thứ tiếp xúc với da thịt chúng ta đều được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ nhé! 1 nơi uy tín sẽ thể hiện được tay nghề của mình đồng thời mọi quy trình hay trang thiết bị đều tuân theo tiêu chuẩn an toàn.
  • Khi bấm khuyên, nàng nên cân nhắc chỉ sử dụng các loại đồ trang sức phù hợp, có chất liệu an toàn. Điều này giúp nàng ngăn ngừa được các vấn đề về dị ứng do kim loại có hại gây ra.
  • Nếu có các biểu hiện về bệnh lý như viêm gan B , viêm gan C,... nàng nên báo ngay với người thực hiện. Đây được xem là quy tắc bắt buộc giúp bảo vệ cả bản thân nàng và người khác được an toàn tuyệt đối.
  • Khi nhận thấy vết thương ở lỗ bấm quá nghiêm trọng, nâng đừng tự ý sử dụng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng vết thương hay áp dụng các bài thuốc dân gian chưa rõ nguồn gốc, hiệu quả nhé! Vì nếu không cẩn thận hay chỉ cần thiếu hiểu biết 1 chút, nàng có thể sẽ gây thêm biến chứng nguy hiểm cho mình.

Kết Luận

Việc xử lý tai sưng do bấm khuyên không hề đơn giản, dễ dàng, nó cần sự tỉ mỉ và khéo léo. Nếu chẳng may xuất hiện tình huống xấu nào, nàng hãy tìm kiếm ngay sự trợ giúp từ nhân viên y tế để nhận được sự hỗ trợ điều trị đúng cách nhất.

Như vậy, Junie vừa hướng dẫn nàng cách nhận biết nguyên nhân cũng như hướng khắc phục hiệu quả hiện tượng sưng tai khi bấm lỗ. Hy vọng rằng, những thông tin trên giúp ích cho nàng phần nào trong quá trình làm đẹp với trang sức hoa tai nhé!

Đọc tiếp

cách bảo quản khuyên tai
sau khi bấm khuyên tai cần làm gì

1 bình luận

Phương

Phương

Tai xỏ đc hơn 1 tháng rồi mà mình vệ sinh kĩ càng được 2 tuần thì chỉ vệ sinh qua bằng nước bth khi tắm thôi. Nay mk tháo ra vì xoay xoay ko thấy đau nx thì mới thấy chưa lành. Sờ vào mới thấy sưng ở đằng sau. Có nên tháo khuyên hay chỉ vệ sinh kĩ càng thôi ạ?

Để lại bình luận

Bình luận sẽ được kiểm duyệt trước khi hiển thị.

Trang web này được bảo vệ bằng reCAPTCHA. Ngoài ra, cũng áp dụng Chính sách quyền riêng tưĐiều khoản dịch vụ của Google.